Cổ nhân có câu: “Đầu xuôi đuôi lọt” nên trước khi làm một việc gì quan trọng thông thường sẽ lưu ý tới ngày giờ tốt, mượn sự giao hòa năng lượng tốt đẹp của trời đất mang lại sinh khí cho ngôi nhà và các thành viên trong gia đình. Chọn ngày nhập tránh đúng góp phần mang lại sức khỏe bình an cho gia chủ, nếu chọn sai không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, tài vận mà còn tác động rất lớn đến thành viên trong gia đình. Bài viết dưới đây Phong thủy Nhân Lộc chia sẻ với Quý độc giả nhưng nguyên tắc quan trọng giúp bạn chọn ngày nhập trạch phù hợp.
>>> Xem thêm:
Làm gì tháng cô hồn mang lại vượng khí?
Ngày nhập trạch là gì?
Trước tiên, chúng ta nên hiểu một cách cụ thể và rõ ràng về lễ nhập trạch. Vậy ngày nhập trạch là gì? Ngày nhập trạch bắt nguồn từ văn hóa Á đông Nguyên bản của “nhập trạch” xuất phát từ văn hóa Đông Á, trong đó “nhập” là vào còn “trạch” chính là nhà ở (theo từ điển Hán – Việt).
Như vậy ngày nhập trạch chính là thủ tục để vào nhà mới. Có thể là nhà mới mua, mới xây, mới tu sửa, cải tạo lại hoặc thậm chí là nhà thuê…
Ý nghĩa ngày nhập trạch
Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, theo quan niệm của ông bà từ ngàn năm nay thì mỗi mảnh đất, mỗi ngôi nhà đều có các vị thần linh trấn quản riêng. Nên khi dọn đến nhà mới, gia chủ thường phải xin phép để được chấp thuận. Lễ “nhập trạch” được coi là lễ thông báo cho các vị thần nơi đó là bạn sẽ chuyển tới sinh sống và rước hương linh gia tiên về thờ phụng rước hương linh gia tiên về thờ phụng, phù hộ cho cuộc sống gia đình tại nơi ở mới được hòa thuận, công việc hanh thông.
Nhập trạch không chỉ là phong tục truyền thống quan trọng được lưu truyền nhiều đời, mà còn đánh dấu sự khởi đầu mới với niềm tin thuận lợi mọi bề. Vì thế nếu chuẩn bị lễ cúng chu đáo, mọi việc diễn ra suôn sẻ thì đó là dấu hiệu tốt lành giúp cho mọi thành viên cảm thấy yên tâm và trọn vẹn niềm vui.
Theo dân gian, mỗi vùng đất đều có một vị thần cai quản. Lễ nhập trạch được coi là lễ thông báo cho các vị thần đó rằng gia đình bạn sẽ chuyển tới sinh sống, mong các vị thần sẽ phù hộ để gia định hạnh phúc, ấm no.
Đồng thời, gia chủ cũng mượn lễ nhập trạch để thờ cúng thổ địa tại nhà cũ, xin phép để chuyển họ đến nhà mới để tiếp tục phù hộ.
Vậy gia chủ nhập trạch lấy ngày là gì? Đối với những gia đình chưa dọn về nhà mới ở những muốn cúng nhập trạch để có giờ đẹp, ngày đẹp, thì gia chủ cần thực hiện đúng quy trình để đảm bảo đúng ý nghĩa của ngày lễ nhập trạch.
3. Nguyên tắc chọn ngày nhập trạch
3.3. Ngày tốt xấu theo quan điểm phương đông
Chúng ta thường biết đến những ngày xấu như:
- Ngày nguyệt kỵ mùng 5, 14, 23;
- Tam Nương sát mùng 3, mùng 7;
- Ngoài ra còn có các ngày Sát chủ, Thụ tử, Trùng tang, Trùng phục, Không sàng, Không phòng, Thiên tai địa hoạ, Trời nghiêng đất lở, Hoang ốc, Thiên hình hắc đạo, Chu tước hắc đạo, Bạch hổ hắc đạo, Thiên lao hắc đạo, Huyền vũ hắc đạo, Câu trận hắc đạo, Dương công kỵ, Thập ác đại ma, Lục nhật phá quần,…
Tuy nhiên, những ngày mà chúng ta biết trên đây chưa hoàn toàn chính xác.
Theo phong tục từ trước tới nay nhiều người thường kén ngày lành tháng tốt để xuất hành, động thổ, đổ bê tông mái, cất nóc, nhập trạch, khai trương, ăn hỏi, rước dâu, ký hợp đồng, hộ liệm, di quan, phá nấm, nhập phủ (hạ huyệt)v.v.Trước là trọn vẹn niềm tin về tâm linh, sau là yên tâm tư tưởng để tiến hành công việc. Do nhu cầu nhiều như thế nên thông tin, sách vở, tài liệu từ xưa tới nay có quá nhiều ( tồn tại rất nhiều mâu thuẫn), Nếu không phải người tinh thông có chuyên môn thì khó tìm được ngày giờ vừa ý (đa thư loạn mục).
3.2. Sự thực chọn ngày nhập trạch
Thực ra theo phong tục tập quán của Việt Nam thì vào những ngày đó Ngọc Hoàng thượng Đế sai 3 cô gái xinh đẹp ( Tam nương ) xuống hạ giới ( giáng hạ ) để làm mê muội và thử lòng con Người (nếu ai gặp phải) làm cho bỏ bê công việc, đam mê tửu sắc, cờ bạc v.v.
Cũng là lời khuyên răn của Tiền Nhân cho con cháu nên làm chủ trong mọi hoàn cảnh, chịu khó học tập, cần cù làm việc.
Trong khoa Chiêm Tinh thì ngày Tam nương, Nguyệt kỵ không được cho là quan trọng so với các sao chính tinh và ngày kiêng kỵ khác như : Sát chủ, Thụ tử, Trùng tang, Trùng phục, Không sàng, Không phòng, Thiên tai địa hoạ, Trời nghiêng đất lở, Hoang ốc, Thiên hình hắc đạo, Chu tước hắc đạo, Bạch hổ hắc đạo, Thiên lao hắc đạo, Huyền vũ hắc đạo, Câu trận hắc đạo, Dương công kỵ, Thập ác đại ma, Lục nhật phá quần. v.v..
Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng, các học thuyết trên chưa hoàn toàn chính xác mà bởi nó đơn giản, dễ sử dụng nên được phổ cập trong dân chúng. Các học thuyết cao cấp của Phong thủy không đơn giản chỉ dựa trên ngày cố định như vậy.
3.3. Nguyên tắc chọn ngày nhập trạch
Xem ngày tốt nhập trạch
Cùng 1 giờ 1 ngày như nhau kẻ thắng người bại, kẻ cười ngưòi khóc, Sinh, Tử Hiếu, Hỷ song song . Người nhậm chức, người thoái quan. Người Thi đỗ, người thi trượt. Người bán đắt (có lộc), người mua đắt (mất lộc).v.v.
Từ xưa tới nay chưa bao giờ có ngày giờ thật tốt ( ngày lành tháng tốt ) hoặc thật xấu cho mọi người, mọi việc mà chỉ có ngày giờ phù hợp. Cùng một giờ, một ngày như nhau nhưng sẽ có người hên, người xui, người được người mất, người thắng người bại,… Ngày đẹp của người này lại là ngày xấu của người khác…
Ngày giờ tốt xấu chỉ ảnh hưởng tới từng công việc, từng tuổi nào liên quan đến nó mà thôi.
Cho nên khi chọn ngày lành tháng tốt phải biết rõ tính chất từng công việc, tuổi tác của gia chủ, phong tục tập quán, vị trí địa lý … xem xét cẩn thận mới có thể lựa chọn ngày giờ phù hợp nhất với gia chủ.
Đối với các chuyên gia phong thủy cao cấp, họ thường tính toán chi tiết dựa trên những thông số sau:
NĂM | THÁNG | NGÀY | GIỜ | TUỔI GIA CHỦ | SƠN VỊ NHÀ |
Lưu ý khi chọn ngày nhập trạch
Khi xem ngày nhập trạch nên lưu ý ưu tiên chọn người đàn ông trụ cột trong gia đình như cha, chồng, con trai trưởng,…
Trong trường hợp gia đình không có nam giới thì nên chọn người phụ nữ đứng đầu gia đình.
Nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, đừng quá lo lắng. Chính những năng lượng tích cực của các thành viên trong gia đình sẽ mang lại nguồn sinh khí mới cho ngôi nhà giúp cải thiện phong thủy nơi đó.
Văn khấn nhập trạch
Kính lạy mười phương Phật
Kính lạy mười phương Pháp
Kính lạy mười phương Tăng
Kính lạy Chư Bồ Tát thánh hiền
Con xin kính lạy chín phương Trời, Kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ và chư vị Tôn thần.
Con xin kính lạy Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân, tất cả các vị thần linh cai quản xứ này.
Con xin kính lạy Bà Cô Tổ tại gia, Gia tiên Tiền Tổ Cửu Huyền thất tổ của Dòng họ………
Con xin tạ ơn Phật tiên Thánh Thần, Gia tiên tiền tổ – Cửu huyền thất tổ đã ban cho Con và Gia đình, (Doanh nghiệp) có ngày hôm nay, được sức khỏe, bình an, trí tuệ, có ăn có mặc, có Nhân duyên…và việc Xây dựng nhà yên ổn hoàn tất.
Con xin hứa mãi mãi đi về phía Chánh Pháp – Chân Thiện, hướng lòng yêu thương đến muôn loài, chúng sinh; Con xin hứa sống hòa hợp, an lành với nhau, không thù hằn ganh ghét ai; Con xin hứa sống hiếu đạo với Mẹ cha, tình nghĩa với anh em, trách nhiệm với con cái, hòa nhã với mọi người, yêu thương đến người khốn khó; Xin cho Con bình thản trước Nghịch cảnh cuộc đời, sống hướng Thiện và tu sửa chính mình hướng về Trí tuệ – Đạo đức – Nghị lực.
Con tên là:………………………, tuổi mệnh (ví dụ: Tân Dậu 1981,…) cùng gia đình.
Ngụ tại:………………………………………
Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, ngày ….. tháng…. năm….(nhằm ngày ….. tháng…. năm…. âm lịch), con sắm sửa lễ vật, hương quả trầu cau bày lên trước án, xin kính cẩn tâu trình đến Phật tiên Thánh thần – chư vị thần linh:
Các vị Thần linh,
Thông minh chính trực,
Giữ ngôi tam thai
Nắm quyền tạo hoá
Thể đức hiếu sinh
Phù hộ dân lành
Bảo vệ sinh linh.
Nêu cao chính đạo
Gia đình của chúng con vừa xây cất (mua được/thuê được) ngôi nhà tại địa chỉ này là….Nay công trình viên mãn, mọi sự hoàn thành, chọn được ngày lành tháng tốt nên cúi mong chư vị Thần linh tề tựu thụ hưởng lễ vật, cho chúng con được nhập trạch vào nhà mới, sau đó lập bát hương thờ cúng thần linh.
Cũng xin các vị thần anh minh cho chúng con được rước Hương linh, vong linh gia tiên của chúng con về nhà mới tại….thờ phụng, hương nhang mỗi ngày, thể hiện chữ hiếu của con cháu.
Cầu xin được thần linh chứng giám, gia ân tác phúc, phù hộ độ trì cho gia đình cuộc sống an lành, sức khỏe, gia đạo yên hòa, phước đức.
Nhờ ân phúc của tổ tiên, ông bà phù hộ mà gia đình đã tạo dựng được nơi ở mới. Hôm nay chúng con đã sắm sửa lễ vật, hoa quả hương nhang, trầu cau, xin thành tâm thắp nén nhang dâng lên án thờ. Kính cẩn cầu xin Gia tiên Tiền tổ Cửu huyền Thất tổ chứng giám cho lòng thành, tề tựu về đây thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu được xuất nhập bình an, gia đạo thuận hòa, cuộc sống hưng thịnh, mọi điều bình an mạnh khỏe.
Con cũng xin thành tâm được mời những vong linh phảng phất không nơi nương tựa quanh đây đến thụ hưởng lễ vật. Mong được phù trì cuộc sống an lạc, gia đạo thuận hòa, phòng tránh được những điều xui rủi.
Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi mong Phật tiên Thánh Thần – Gia tiên tiền tổ chứng giám ưng thuận, thọ cảm ân sâu.
Cẩn cáo!
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!
Quý gia chủ muốn được tư vấn về Phong Thuỷ
Xin mời liên hệ: Chuyên gia phong thuỷ Ngô Chung
Số điện thoại: 0914519461
Tìm hiểu thêm kiến thức về phong thuỷ
Blogspot: Phong Thuỷ Nhân Lộc Blogspot
Pinterest: Phong Thuỷ Nhân Lộc Pinteres
LinkedIn: Phong Thuỷ Nhân Lộc LinkedIn
Google: Phong Thuỷ Nhân Lộc Business
Medium: Phong Thuỷ Nhân Lộc Mediu
Twitter: Phong Thuỷ Nhân Lộc Twitter
Cập nhật kiến thức phong thủy từ chuyên gia
Youtube: Chuyên gia phong thuỷ Ngô Chung
Để giải đáp vướng mắc về phong thủy
Group: CỘNG ĐỒNG PHONG THỦY
Xem thêm: