Thiên can địa chi – đúc kết từ cổ nhân

10 thiên can, cách tính thiên can địa chi, cách tính thiên can địa chi trên bàn tay, thập thiên can, ngũ hành thiên can địa chi, thiên can địa chi ngũ hành, thiên can và địa chi, cách xem thiên can địa chi, xem thiên can địa chi

Thiên can địa chi có thể hiểu là hệ thống đánh số thể hiện sự tổng hợp nghiên cứu chu kỳ vận mệnh của con người. Cổ nhân xưa quan sát mối quan hệ giữa con người và vũ trụ, từ đó đúc kết ra quy luật vận hành chung dựa trên mối liên hệ này. Cổ nhân xưa đã quan sát và chỉ ra được 10 thiên can, 12 địa chi có mỗi liên hệ chặt chẽ với nhau.

Mỗi người đều có thiên can địa chi của riêng mình và phản ánh một phần số mệnh của con người. Việc xem can chi giúp bạn điều tiết và có kế hoạch phù hợp cho cuộc sống.

Dưới đây Phong thủy Nhân lộc chia sẻ với các bạn một số kiến thức cơ bản về thiên can địa chi giúp bạn đọc dễ hiểu hơn….

Thế nào là thiên can địa chi?

Một số nguồi tài liệu, sách vở phong thủy viết về thiên can địa chi rất phức tạp, nhiều bạn đọc viết thư về Phong thủy Nhân lộc hỏi về vấn đề này. Vậy nên, ngày hôm nay phong thủy Nhân lộc xin tóm gọn và chi sẻ với bạn một các dễ hiểu nhất như sau:

Thế nào là thiên can?

Để giải thích ra thiên can rất phức tạp, tại bài viết này Phong thủy Nhân Lộc chỉ ra cho bạn điều cơ bản nhất và dễ hiểu nhất.

Thiên can được phân theo thứ tự từ 1 đến 10 là: Giáp (1), Ất (2), Bính (3), Đinh (4), Mậu (5), Kỷ (6), Canh (7), Tân (8), Nhâm (9), Quý (10).

Số lẻ là Dương can (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm).

Số chẵn là Âm (Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý).

Bạn có thể tham khảo thêm qua bài viết sau:

Chọn đúng cát thần quý nhân trong tuyển dụng nhân sự

Thế nào là địa chi?

Bạn có thể hiểu địa chi qua bức ảnh sau:

10 thiên can, cách tính thiên can địa chi, cách tính thiên can địa chi trên bàn tay, thập thiên can, ngũ hành thiên can địa chi, thiên can địa chi ngũ hành, thiên can và địa chi, cách xem thiên can địa chi, xem thiên can địa chi
Địa chi – 12 con giáp

Địa chi phân theo thứ tự từ 1 đến 12 là : Tý (1), Sửu (2), Dần (3) , Mão (4), Thìn (5), Tỵ (6), Ngọ (7), Mùi (8), Thân (9), Dậu (10), Tuất (11), Hợi (12).

Số lẻ là Dương chi, Số chẵn là Âm chi.

Bạn có thể tham khảo thêm qua bài viết sau:

Dưới đây là một số khái niệm, kiến thức cơ bản về phong thủy thiên can địa chi ngũ hành và các mối quan hệ tương hợp, tương xung hữu ích giữa thiên can, địa chi, ngũ hành trong phong thủy.

Quan hệ Thiên can Địa chi ngũ hành

Can chi được chia thành âm dương. Trong “Dịch truyện” viết rằng: Thái cực sinh lưỡng nghi. Tính của ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ là các vật cơ bản cấu thành vạn vật. Tính âm, dương được thể hiện như sau

Thiên can

Thiên can Ngũ hành
Dương Âm
Bính Đinh Hỏa
Giáp Ất Mộc
Mậu Kỷ Thổ
Canh Tân Kim
Nhâm Quý Thủy

Địa chi:

Địa chi Ngũ hành
Dương Âm
Dần Mão Mộc
ngọ Tỵ Hỏa
Thân Dậu Kim
Hợi Thủy
Thìn, Tuất Sửu, Mùi Thổ

Sự bắt đầu và kết thúc của vạn vật trong vũ trụ cũng tức là quá trình “ lần lượt chuyển đổi vật này thành vật khác” của năm khí. Cho nên mỗi khí đều có các thời kỳ : sinh, thịnh, suy, tử. Thời kỳ thịnh tức là thời kỳ “nắm lệnh” .

Lấy can chi làm biểu tượng thì đó là:

Thiên can Địa chi Ngũ hành Mùa vượng
Giáp, ất Dần, Mão Mộc Mùa xuân
Bính, Đinh Tỵ Ngọ Hỏa Mùa Hạ
Canh, Tân Thân, Dậu Kim Mùa Thu
Nhâm, Quý Hợi, Tý Thủy Mùa Đông
Mậu, Kỷ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi Thổ 4 mùa

Thiên can địa chi tuy 2 mà 1, chúng song hành và ảnh hưởng tới nhau.

Ý nghĩa của thiên can địa chi

Dự đoán tính cách

Trong dự đoán vận mệnh, thiên can vô cùng quan trọng, Giúp bạn phần nào dự đoán tính cách của một con người.

Giáp (Mộc) thuộc dương: Nói chung là để chỉ cây to ở đại ngàn, tính chất cường tráng. Tính cách cương trực, có ý thức kỷ luật.

Ất (Mộc) thuộc âm: Chỉ những cây nhỏ, cây cỏ, tính chất mềm yếu, là đàn em trong các loài mộc nên cẩn thận, cố chấp.

Bính (Hỏa) thuộc dương: Chỉ mặt trời, nóng và rất sáng. Tính cách phóng khoáng, nhiệt tình, hợp hoạt động xã giao, dễ biểu lầm là hiếu danh, thích phóng đại.

Đinh (Hỏa) thuộc âm: Có nghĩa là lửa của ngọn đèn, của lò bếp, lửa không ổn định, gặp thời lửa mạnh, không gặp thời lửa yếu. Tính cách bên ngoài trầm tĩnh, bên trong sôi nổi.

Mậu (Thổ) thuộc dương: Chỉ đất ở vùng đất rộng, dày, phì nhiêu. Còn chỉ đất ở đê đập, có sức ngăn cản nước lũ của sông. Tính cách oi trọng bề ngoài, giỏi giao thiệp. Nhưng dễ bị mất chính kiến, chìm lẫn trong số đông.

Kỷ (Thổ) thuộc âm: Chỉ đất ruộng vườn, không phì nhiêu như Mậu(thổ)  nhưng thuận lợi cho trồng trọt. Tính cách cẩn thận, làm việc có trật tự đầu đuôi, nhưng ít độ lượng.

Canh (Kim) thuộc dương: Chỉ sắt thép, dao kiếm, khoáng sản, tính chất cứng rắn, có tài về về văn học, Có tài làm kinh tế.

Tân (Kim) thuộc âm: Có thể mày mò khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành mọi việc lớn, cũng có nghĩa là ngoan cố.

Nhâm (Thuỷ) thuộc dương: Chỉ biển cả, có nghĩa là xanh trong, khoan dung, hào phóng, nhưng ngược lại cũng có tính ỷ lại hoặc chậm chạp, không lo lắng.

Quý (Thủy) thuộc âm: Chỉ nước của mưa, còn có nghĩa là ôm ấp, nuôi dưỡng mầm sống bên trong. Có tính cách chính trực, cần mẫn, dù gặp hoàn cảnh khó khăn cũng cố gắng mở đường thoát khỏi.

Dự đoán vận mệnh

Địa Chi của Tứ Trụ là yếu tố có vai trò giống như thiên can trong dự đoán. Để khi dự đoán dễ nhớ mối quan hệ hình xung khắc hại của các hợp cục của địa chi, người ta ghi nhớ mười hai địa chi trên các vị trí của hình bàn tay. Như thế giúp ta dễ nhớ quy luật các địa chi theo một hình tượng cụ thể. Các mối quan hệ đó ở phía dưới sẽ được bàn đến một cách tỉ mỉ.

Trên đây làm một số kiến thức cơ bản về xem thiên can địa chi, can chi ngũ hành và các mối quan hệ của chúng. Qua đó, giúp các bạn có được những tính toán, kết hợp mang lại may mắn trong cuộc sống.

>>Video:

Quý gia chủ muốn được tư vấn về Phong Thuỷ

Xin mời liên hệ: Chuyên gia phong thuỷ Ngô Chung
Số điện thoại: 0914519461

Cập nhật kiến thức phong thủy từ chuyên gia

Youtube: Chuyên gia phong thuỷ Ngô Chung

Để giải đáp vướng mắc về phong thủy 

Group: CỘNG ĐỒNG PHONG THỦY