Âm dương trong phong thủy có ảnh hưởng gì đến cuộc sống hay không? Hãy cùng tìm hiểu nhé
“Âm dương” có lẽ không còn xa lạ gì trong mỗi chúng ta. Tưởng chừng thân thuộc nhưng lại khiến nhiều người băn khoăn về nó. Âm dương là gì? Tại sao lại có âm dương? Âm dương trong phong thủy ảnh hưởng gì đến cuộc sống? Cùng Phong thủy Nhân Lộc tìm hiểu nhé.
Âm dương trong phong thủy là gì?
Âm và Dương được hiểu là hai mặt đối lâp. Mặc dù đối lập nhưng có vẻ hoàn toàn có sự liên kết với nhau. Trong dương có mầm mống của âm và trong âm cũng có mầm mống của dương. Mọi thứ đều có mối tương quan lẫn nhau. Hiện tượng đó vẫn luôn chi phối cuộc sống của chúng ta.
Đối với tự nhiên. Âm biểu tượng cho vùng tối tăm, lạnh lẽo, hoang vu. Âm còn là những thứ ẩn bên trong, không nhìn thấy trực tiếp được như rễ cây, mạch nước. Âm còn được thể hiện qua những điều tiêu cực trong cuộc sống. Đối với tính cách con người Âm thể hiện cho sự trầm tĩnh, nhẹ nhàng, mềm mại…
Dương mang tính chất mạnh mẽ, hưng phấn, quyết liệt, rắn chắc khỏe mạnh. Trong tự nhiên dương là nhưng yếu tố có thể nhìn được ngay Nói chung, phàm cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, vô hình, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc DƯƠNG.
Cư dân phương nam sinh sống bằng nông nghiệp nên quan tâm số một của họ là sự sinh sôi nảy nở của hoa màu và con người. Sinh sản của con người thì do hai yếu tố: cha và mẹ, nữ và nam; còn sự sinh sôi nảy nở của hoa màu thì do đất và trời – “đất sinh, trời dưỡng”. Chính vì thế mà hai cặp “mẹ-cha”, “đất-trời” là sự khái quát đầu tiên trên con đường dẫn đến triết lý âm dương. Về mặt ngôn ngữ học, “âm dương” là phát âm của yin yang trong tiếng Hán, nhưng chính tiếng Hán để chỉ khái niệm âm dương lại vay mượn từ các ngôn ngữ phương Nam trước đây [cần dẫn nguồn]. Ví dụ, so sánh yang với giàng (trong tiếng Mường), yang sri (thần lúa), yang Dak (thần nước), yang Lon (thần đất) (trong tiếng của nhiều dân tộc Tây Nguyên); so sánh yin với yana (tiếng Chàm cổ, ví dụ Thiên Yana = mẹ trời), ina (tiếng Chàm hiện đại), inang (tiếng Indonesia), nạ (tiếng Việt cổ, ví dụ: nạ ròng = người đàn bà có con, hay tục ngữ Việt Nam: “Con thì na, cá thì nước”),… thì thấy rõ điều đó. Chính từ quan niệm âm dương với hai cặp “mẹ-cha” và “đất-trời” này, người ta đã mở rộng ra nhiều cặp đối lập phổ biến khác. Đến lượt mình, các cặp này lại là cơ sở để suy ra vô số các cặp mới
Cơ cấu của sự biến hoá không ngừng đó là ức chế lẫn nhau, giúp đỡ, ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau. Để biểu thị sự biến hoá không ngừng và quy luật của sự biến hoá đó, người xưa đặt ra “thuyết âm dương”.
Âm dương không phải là thứ vật chất cụ thể nào mà thuộc tính mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật, nó giải thích hiện tượng mâu thuẫn chi phối mọi sự biến hoá và phát triển của sự vật.
Từ cái lớn như trời, đất, mặt trời, mặt trăng, đến cái nhỏ như con sâu, con bọ, cây cỏ, đều được quy vào âm dương.
Ví dụ về thiên nhiên thuộc dương ta có thể kể: Mặt trời, ban ngày, mùa xuân, hè, đông, nam, phía trên, phía ngoài, nóng, lửa, sáng. Thuộc âm ta có: Mặt trăng, ban đêm, thu, đông, tây, bắc, phía dưới, phía trong, lạnh nước, tối.
Trong con người, dương là mé ngoài, sau lưng, phần trên, lục phủ, khí, vệ; Âm là mé trong, trước ngực và bụng, phần dưới ngũ tạng, huyết, vinh.
Âm dương tuy bao hàm ý nghĩa đối lập mâu thuẫn nhưng còn bao hàm cả ý nghĩa nguồn gốc ở nhau mà ra, hỗ trợ, chế ước nhau mà tồn tại. Trong âm có mầm mống của dương, trong dương lại có mầm mống của âm.
MỞ RỘNG THÊM KIẾN THỨC
Căn cứ nhận xét lâu đời về giới thiệu tự nhiên, người xưa đã nhận xét thấy sự biến hoá không ngừng của sự vật (thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Lưỡng nghi là âm và dương, tứ tượng là thái âm, thái dương, thiếu âm và thiếu dương. Bát quái là càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn và đoài).
Xem thêm: