Khi chuyển nhà hoặc xây nhà mới, gia chủ cần phải lập bàn thờ ở nhà mới. Dưới đây sẽ là một số chia sẻ của chúng tôi về vấn đề này. Mời các bạn tham khảo để hiểu rõ hơn phong thủy trong việc lập bàn thờ nhà mới.
Sang nhà mới có cần lập bàn thờ mới không?
Nhiều gia đình trong khi chuyển nhà mới còn băn khoăn vấn đề nên thay bàn thờ mới hay là sẽ chuyển bàn thờ cũ sang nhà mới. Theo những bậc thầy về phong thủy các gia đình nên đổi bàn thờ mới ở trong những trường hợp như sau:
- Bàn thờ gia tiên gia đình đã bị cũ, bị hỏng, mục nát không còn phù hợp và không bảo đảm sự vững chãi cho việc di chuyển từ nhà cũ sang nhà mới.
- Gia đình chuyển sang chỗ ở mới mà mà không thể nào đem theo bàn thờ cũ.
- Gia đình muốn đổi bàn thờ cũ để thay bàn thờ mới đẹp hơn, tốt hơn và sẽ thích hợp với mục đích thờ tự của gia đình ở thời điểm hiện nay cũng như phù hợp với khoảng không gian thờ cúng ở nhà mới.
Nếu như việc thay bàn thờ mới sẽ làm tăng thêm sự trang nghiêm, vững chắc cho không gian thờ cũng mới và vẫn thể hiện được sự kính trọng của chủ nhà thì đó là một việc nên làm.
Gia đình có thể dùng lại bàn thờ cũ mà không phải thay bàn thờ mới khi mà gia đình chuyển nhà ở trong trường hợp: Bàn thờ hiện tại ở nhà cũ vẫn còn chắc chắn và phù hợp với khoảng không gian thờ cúng của gia đình ở nhà mới thì gia chủ chỉ cần thực hiện thủ tục chuyển bàn thờ hiện tại về nhà mới theo đúng phong thủy.
Nguyên tắc lập bàn thờ ở nhà mới
Khi lập bàn thờ ở nhà mới là một việc rất dễ dàng. Mặc dù vậy, chủ nhà cần chú ý những nguyên tắc lập bàn thờ ở nhà mới sau đây để không phạm phải điều đại kỵ.
Ngày cát lợi lập bàn thờ mới
Đây là điều rất quan trọng nhất khi lập bàn thờ gia tiên chính là xem ngày, giờ để lập bàn thờ. Chính vì thế, khi lập bàn thờ ở trong nhà mới chủ nhà cần lựa chọn ngày, giờ tốt để làm lễ và thỉnh các ngài về.
Ngày để lập bàn thờ sẽ thường là ngày đẹp – theo như lịch vạn sự hoặc theo như sự tính toán của thầy phong thủy. Thêm nữa, ngày đó cũng cần đáp ứng những yếu tố sau: hợp tuổi, hợp mệnh với chủ nhà, không phải là ngày “sát sư” – ngày vía của thầy phong thủy.
Thông thường, ngày để lập bàn thờ gia tiên thường sẽ vào khoảng đầu tháng và muộn nhất là trước ngày rằm giữa tháng. Tuyệt đối không nên lập bàn thờ gia tiên vào năm hạn, năm tuổi hay là năm phạm hạn “tam tai” của chủ nhà.
Nơi đặt bàn thờ ở nhà mới
Chủ nhà chú ý không thể đặt bàn thờ ở vị trí tùy tiện. Đặt bàn thờ gia tiên ở các nơi không thích hợp nếu phạm phải các điều kỵ sẽ đem đến điều đen đủi cho gia đình.
Bàn thờ gia tiên tốt nhất cần được để ở nơi trang trọng trong nhà. Nếu như nhà có nhiều phòng thì có thể đặt bàn thờ ở trong phòng riêng và sẽ lấy đó làm phòng thờ cúng. Nếu như căn hộ có diện tích hẹp thì nên đặt bàn thờ gia tiên ở ngoài phòng khách.
Hướng nhìn của bàn thờ
Hướng nhìn của bàn thờ cũng cực kỳ quan trọng, để chọn hướng để ban thờ chính xác, hợp tuổi, hợp phong thủy nhất, gia chủ có thể nhờ sự giúp đỡ của thầy phong thủy đến xem.
Nếu như không có điều kiện mời thầy, gia chủ có thể đặt bàn thờ theo hướng Tây Bắc của ngôi nhà. Theo như phong thủy, hướng Tây Bắc chính là hướng dương. Còn bàn thờ thì mang tính âm, đặt theo hướng dương thì sẽ tạo ra thế cân bằng âm dương.
Bốc bát hương nhập trạch nhà mới
Sau khi gia chủ đã chuẩn bị xong đầy đủ đồ thờ cúng thì sẽ thực hiện thủ tục bốc bát hương. Để sau khi bốc bát hương xong, bạn có thể đặt lên bàn thờ và làm lễ luôn.
Tùy theo như khả năng và phong tục của gia đình, gia chủ có thể lập từ 1 – 3 bát hương. Đối với những gia đình không đi sâu vào lễ nghi và thờ cúng thì có thể lập 1 bát hương. Bát hương này sẽ vừa để thờ cúng quan thần linh và vừa để thờ cúng gia tiên.
Còn đối với gia đình có truyền thống lễ nghi và coi trọng việc thờ cúng thì nên lập 3 bát hương. Trong số đó sẽ bao gồm 2 bát hương nhỏ và 1 bát hương lớn. Bát hương nhỏ được đặt bên phải thờ gia tiên và bát hương nhỏ sẽ ở bên trái để thờ bà cô, ông mãnh, huyền cô, huyền cậu. Còn bát hương lớn ở chính giữa sẽ để thờ các quan trên và thần linh.
Đồ chuẩn bị bốc bát hương sẽ bao gồm có:
- Bát hương
- Tro bếp hoặc là tro thân lá nếp khô, tuyệt đối không sử dụng cát.
- Tờ hiệu dùng để viết tên gia chủ cùng địa chỉ lập bàn thờ.
- Bộ thất bảo hoặc bạc thật hay vàng lá.
Chuẩn bị lễ
Khi mà gia chủ đã hoàn thành công đoạn chuẩn bị bàn thờ gia tiên với bàn thờ, đồ cúng cùng với bát hương, gia chủ sẽ cần thực hiện lễ nhập trạch và lễ an vị bát hương. Đây cũng chính là nghi thức cúng lễ để gia chủ có thể bắt đầu ở trong nhà mới.
Gia chủ không cần quá cầu kỳ, khi chuẩn bị lễ chỉ cần những món đơn giản như:
- Hoa tươi.
- Trái cây.
- Bánh kẹo.
- Một bộ tam sanh gồm có 1 miếng thịt lợn luộc, 1 con tôm luộc và 1 quả trứng luộc.
- Xôi đồ.
- Đĩa muối
- Vàng mã
- Rượu trắng và nước sạch
- Trầu cau
Văn khấn lập bàn thờ ở nhà mới
Đây là bài cúng tổ tiên chuyển bàn thờ qua nhà mới:
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Kính lạy Tiên nội ngoại họ………………………
Hôm nay là ngày lành tháng tốt: ngày……… tháng.:……. năm……….
Gia đình chúng con mới dọn đến địa chỉ:………….
Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước bàn thờ gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới nay nhân ngày lành tháng tốt thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.
Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……… thương xót con cháu, chứng giám lòng thành và phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, cháu con được bình an mạnh khoẻ.
Chúng con dù lễ bạc nhưng thành tâm cúi mong được các vị tổ tiên chứng giám.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Những lưu ý cần tránh khi lập bàn thờ ở nhà mới
Khi lập bàn thờ gia tiên ở nhà mới, chủ nhà cần nhớ một vài chú ý sau đây để tránh phạm phải các điều kiêng kỵ, đem đến điều đen đủ cho gia đình.
Lưu ý khi mua bàn thờ gia tiên
Khi mua bàn thờ gia tiên, ngoài kích thước và kiểu dáng, gia chủ cũng để ý đến loại gỗ. Bàn thờ gia tiên nên dùng bàn thờ có gỗ mít, gỗ xoan hoặc là gỗ óc chó nhập khẩu sẽ đảm bảo được độ bền.
Lưu ý khi lắp đặt bàn thờ gia tiên
Khi lắp đặt bàn thờ gia tiên treo tường, gia chủ nên sử dụng thêm chân bàn thờ. Chân bàn thờ này sẽ chịu lực và tăng độ bám cũng như là độ chắc chắn cho bàn thờ. Tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra như bàn thờ bị rơi hay bị xô lệch trong quá trình sinh sống.
Lưu ý khi làm lễ nhập trạch và an vị bát hương
Sau khi gia chủ làm lễ nhập trạch và an vị bát hương, gia chủ cũng cần chú ý đảm bảo thắp hương liên tiếp 100 ngày. Việc thắp hương liên tục này sẽ giúp tụ phúc khí cho ngôi nhà. Sau khi mà hết 100 ngày thì hãy làm lễ tạ an vị.
Lập bàn thờ ở nhà mới là một việc quan trọng trong quá trình xây dựng nhà mới hoặc chuyển nhà. Các gia chủ và các thành viên trong gia đình cần chú ý các quy tắc để có thể đặt bàn thờ gia tiên ở nhà mới tại vị trí tốt nhất.
Trùng lặp do văn khấn