NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGHI LỄ TRẢ NỢ TÀO QUAN – Phong Thủy Nhân Lộc

1 tra no tao quan la gi

Trả nợ tào quan được xem như là một cách để hóa giải nghiệp chướng, đẩy xa những điều đen đủi. Vậy trả nợ tào quan là gì? Những ai cần thực hiện và chuẩn bị lễ cúng như thế nào? Và bây giờ, Phong thủy Nhân Lộc sẽ đem tới cho bạn thông tin chi tiết để bạn tham khảo nhé.  

1. Trả nợ tào quan là gì?

Theo dân gian thì “tào quan” có nghĩa là tiền ở nơi địa phủ. Trả nợ tiền tào quan với ý nghĩa trả nợ tiền ở nơi địa phủ. Người ta cho rằng khi bạn ở cõi âm đã vay mượn tiêu xài nhưng chưa kịp trả thì đã được đầu thay kiếp khác.
Do đó trả nợ tào quan là trả lại phần tiền mà đã tiêu xài ở địa phủ hoặc những khoản tiền bất chính ở kiếp trước. Kiếp này bạn phải trả lại để nhằm trấn giữ tiền của vật chất, tránh bị hao tổn tiền của.

1 tra no tao quan la giTóm lại, những ai làm ăn tốt nhưng tiền của không giữ được lâu, nhanh thất thoát thì nên tiến hành lễ trả nợ tào quan mới mong giữ được tiền.

2. Tại sao phải trả nợ tào quan?

2 tai sao phai tra no tao quan

Vì kiếp trước bạn đã vay mượn hoặc tạo ra nhiều nhiều nghiệp, dẫn đến kiếp này gặp nhiều khó khăn. Để trả nợ tào quan, bạn sẽ dùng công đức, làm việc thiện để giảm phần nào nghiệp chướng, hóa giải hung tai. Bạn cũng nên tiến hành lễ cúng trả nợ tiền ở địa phủ. Đây cũng là dịp để mỗi người nhìn lại hành trình đã trải qua, hướng đến một đời sống tươi đẹp hơn.
Cũng chính vì vấn đề này mà khi gặp những chuyện xui xẻo, họ sẽ cho là do nợ nần kiếp trước. Do vậy, họ sẽ làm lễ trả nợ tiền kiếp nguyện cầu những vận may.

3. Cần chuẩn bị gì cho lễ trả nợ tào quan?

3 can chuan bi gi cho le tra no tao quan

Lễ vật cúng trả nợ sẽ gồm có những thành phần sau đây:
– Hương thắp
– Hoa tươi
– Đĩa trái cây
– Đèn, nến
– Xôi, rượu
– Thịt luộc, thịt quay….
– Lễ vật hóa sớ: kinh âm, kinh dương, tiền vàng thiên khố…
– Lồng chim, chậu cá
– Bát gạo, muối, đường

Tùy theo vùng miền mà mâm lễ vật cúng trả nợ tiền kiếp sẽ có sự điều chỉnh. Cũng như bất kì lễ cúng nào, quan trọng nhất vẫn là lòng thành kính của chủ nhà.

4. Cách cúng trả nợ tào quan

4 cach cung tra no tao quan

Trước tiên, bạn cần lựa chọn khoảng thời gian cúng rồi mới tiến hành lễ cúng

3.1 Thời gian cúng

Sau đây là một số ngày (theo lịch âm) để bạn tham khảo.
Ngày 08/01 – ngày Vía Ngũ Diện Diêm La Vương
Ngày 01/02 – ngày vía Nhất Điện tần Quảng Vương
Ngày 08/02 – ngày vía Tam Điện Tống Đế Vương
Ngày 18/02 – ngày Vía Tứ Điện Ngũ Quan Vương
Ngày 01/03 – ngày vía Nhị Điện Sở Giang vương
Ngày 08/03 – ngày Vía Lục Điện Biến Thành Vương
Ngày 27/03 – ngày vía Thất Điện Thái Sơn Vương
Ngày 01/04 – ngày vía Bát Điện Bình Đẳng Vương
Ngày 08/04 – ngày vía Cửu Điện Đô thị Vương
Ngày 17/04 – ngày vía Thập Điện Chuyển luân vương
Ngày 18/04 – ngày vía Tử Vi Đại đế
Ngày 04/06 – ngày vía Chư Phật giáng lâm
Ngày 30/07 – ngày Vía Địa Tạng Vương Bồ tát
Ngày 08/10 – ngày vía Hải Hội Phật
Ngoài ra, gia chủ có thể tiến hành thắp hương dâng lễ tại chùa vào ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng.

3.2 Nghi lễ cúng

5 nghi le tra no tao quan

  • Nếu dùng đại đàn thì thứ tự như sau:

Chiều hôm trước: Thiết đàn – Biểu kinh – Sám hối – Đại bi, Thập chú, bạch y – Tụng dược sư hoặc Thủy Sám – Chỉ tĩnh
Sáng hôm sau: Kinh Đầu tràng – Thiêt Dĩ – Pháp tấu – Thỉnh Phật – Tào Quan – Đội sớ – Tụng kinh.
Chiều hôm sau: Phóng sinh- Thí thực – Tạ Quá – Tiễn đàn – Thụ lộc.

Thỉnh Phật
Tào quan.
Thí thực
Phóng sinh.
Tạ, tiễn đàn.

Các loại văn sớ dùng trong lễ trả nợ Tào quan:
Điệp tấu
Quan Phát tấu
Tấu thiên phủ
Tấu Địa phủ
Tấu thủy Phủ
Tấu Nhạc Phủ.
Tấu Dương 1
tấu Dương 2
Tấu Âm
Kinh đầu tràng
Biểu kinh Dược sư
Biểu kinh Độ dương.
Sám Hối.
Lễ Phật.
Giám Môn
Giám Đàn
Bảng thang
Bảng trà.
Kinh Thọ sinh
Điệp Âm
Công cứ Âm
Công cứ Dương
Điền Hoàn
Phật tào Quan
Cô Hồn
Phóng sinh.
Sau đây là một số sẻ chia của Phong thủy Nhân Lộc về lễ trả nợ tào quan.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết!
Nếu như còn bất cứ băn khoăn nào, vui lòng liên hệ cho chúng tôi nơi đây.

Phong thủy Nhân Lộc “Vì cuộc sống An lạc – Thịnh vượng”

Xem thêm: