Vào những ngày trọng đại trong đời người như: Động thổ, nhập trạch, khai trương, cưới hỏi, xuất hành, cưới hỏi, sửa nhà, chuyển nhà, hợp tác làm ăn,… Việc chọn ngày lành tháng tốt để mọi việc diễn ra dễ dàng, thuận lợi đặc biệt được coi trọng. Từ ngàn đời nay, ngày giờ tốt luôn ưu ái các ngày, giờ Hoàng đạo và tránh các ngày Hắc đạo. Vậy để tìm hiểu ngày và giờ Hoàng đạo hay Hắc đạo là gì? Hãy cùng tham khảo bài blog sau đây của Thạc Sỹ, chuyên gia phong thủy Nguyễn Trọng Mạnh để biết về ý nghĩa cũng như cách tính ngày, giờ Hoàng đạo, Hắc đạo một cách hiểu đơn giản nhất.
1. Ngày hoàng đạo là gì?
“Hoàng đạo” theo thiên văn học cổ đại là quỹ đạo chuyển động của mặt trời. Con người dựa vào quỹ đạo của mặt trời trong năm để biết hướng di chuyển của mặt trời và từ đây họ biết được sự thay đổi của 4 mùa trong năm, giữa ngày và đêm cũng như sự biến đổi của thời tiết, khí hậu trên trái đất.
Từ thời xưa, ông Trời được xem như là người cai quản, định đoạt từ hạnh phúc, yên vui,… đến những sự đau khổ, bất hạnh… Ông Trời nhận được sự giúp đỡ của những vị thần là các vi sao trên bầu trời. Các vị thần sẽ liên tục thay phiên trực một giờ xuyên suốt 12 giờ. Trong số đó, sẽ có các vị thần ác và thần thiện cùng tồn tại. Theo khung giờ có vị thần ác cai quản sẽ được công nhận là hắc đạo và giờ hoành đạo sẽ được cai quản bởi vị thần thiện. Từ đó có sự hiện diện của ngày/giờ hoàng đạo (ngày tốt), ngày/giờ hắc đạo (ngày xấu).
Kết luận ngày hoàng đạo là gì? Đây được công nhận là ngày tốt, đại cát đại lợi được thần thiện cai quản. Ngày hoàng đạo được chọn là ngày thực hiện những việc trọng đại với mọi người. Người xưa tin rằng: mọi việc tiến hành trong ngày hoàng đạo sẽ xảy ra như ước muốn và suôn sẻ. Đây cũng lý giải nguyên nhân vì sao vào những ngày cưới hỏi, khai trương, khởi công xây nhà,… mọi người chọn ngày hoàng đạo.
2. Cách xác định ngày Hoàng Đạo trong năm
2.1 Ngày Hoàng đạo.
– Tháng 1, 7: Ngày Tý, Sửu, Tỵ, Mùi.
– Tháng 2, 8: Ngày Dần, Mão, Mùi, Dậu.
– Tháng 3, 9: Ngày Thìn, Tỵ, Dậu, Hợi.
– Tháng 4, 10: Ngày Ngọ, Mùi, Sửu, Dậu.
– Tháng 5, 11: Ngày Thân, Dậu, Sửu, Mão.
– Tháng 6, 12: Ngày Tuất, Hợi, Mão, Tỵ.
2.2 Giờ Hoàng đạo.
– Ngày Tý, Ngọ: Giờ Tý, Sửu, Mão, Ngọ, Thân và Dậu.
– Ngày Sửu, Mùi: Giờ Dần, Mão, Tỵ, Thân, Tuất và Hợi.
– Ngày Dần, Thân: Giờ Tý, Sửu, Thìn, Tỵ, Mùi và Tuất.
– Ngày Mão, Dậu: Giờ Tý, Dần, Mão, Ngọ, Mùi và Dậu.
– Ngày Thìn, Tuất: Giờ Dần, Thìn, Tỵ, Thân, Dậu và Hợi.
– Ngày Tỵ, Hợi: Giờ Sửu, Thìn, Ngọ, Mùi, Tuất và Hợi.
3. Bảng ngày Hoàng đạo
Sau đây là bảng lịch Hoàng đạo giúp bạn dễ dàng xem ngày Hoàng đạo – Hắc đạo theo từng tháng âm lịch.
4. Ý nghĩa ngày Kim Đường Hoàng Đạo trong làm ăn, công việc
Trong tiếng hán “kim” được hiểu là vàng, kim loại có giá trị cao, còn “đường” là một ngôi nhà tuyệt đẹp, rộng rãi và sang trọng. Bởi thế nên Kim Đường là một ngôi nhà rộng lớn bằng vàng cực kỳ quý giá.
Ngày Kim Đường chính là thời gian Mặt trời chiếu soi những tia nắng đẹp đẽ, vàng óng linh lung xuống mặt đất cùng với những năng lượng tích cực mang đến điều may mắn, vui tươi và tinh thần phấn chấn giúp cho mọi việc ổn thỏa, êm xuôi, thành công và thuận lợi.
Việc xác định ngày, giờ Hoàng đạo để tiến hành những việc đại sự trong năm để mọi việc thuận lợi và tránh các ngày được xem như là không may mắn được công nhận là tương đối quan trọng. Hi vọng những chia sẻ trên đây về ” Ngày Hoàng đạo là gì? Cách xác định ngày hoàng đạo chính xác” từ Trung tâm Phong thủy Nhân Lộc sẽ giúp ích nhiều cho bạn!
Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết! Nếu cần tư vấn chi tiết hơn xin hãy liên hệ cho chúng tôi!
Phong thủy Nhân Lộc – “Vì cuộc sống An lạc – Thịnh vượng”