Lễ Nhập Trạch Là Gì? Những Lưu Ý Khi Cúng Nhập Trạch Về Nhà Mới – Phong Thủy Nhân Lộc

le nhap trach 1

Người xưa có câu: “Đất có thổ công, sông có hà bá” tức là mỗi một miền đất, mỗi khu vực, mỗi ngôi nhà đều có thần linh cai quản. Vì vậy việc dọn đến nơi ở mới phải làm lễ trình báo, xin phép thì gia đạo mới hanh thông “thuận buồm xuôi gió”. Lễ nhập trạch về nhà mới là một nghi lễ quan trọng nhất trong việc dọn về nhà mới vì nó không những đơn thuần là thủ tục chuyển nơi ở mới mà còn là sự khởi nguồn của 1 đời sống mới. Và bây giờ, Trung tâm Phong thủy Nhân Lộc sẽ cùng bạn nghiên cứu về lễ nhập trạch là gì? Mâm cúng nhà mới đặt ở đâu?

1. Lễ Nhập trạch là gì?

“Nhập” trong từ Hán Việt có nghĩa là vào còn “trạch” nghĩa là nhà. Do đó lễ nhập trạch có nghĩa dọn về nhà mới. Việc đăng ký nhập trạch được công nhận là đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa ngôi nhà. Đây là là nghi thức từ thuở xưa và được truyền tụng cho tới thời nay.

lễ nhập trạch
Lễ nhập trạch

2. Chuẩn bị vật phẩm cho lễ nhập trạch nhà mới

Lễ vật chuẩn bị không mấy phải chỉn chu, gia chủ cần thể hiện sự chu toàn của mình thông qua việc chuẩn bị mâm cúng về nhà mới đơn giản bao gồm:

– 01 Con gà luộc, 01 đĩa xôi trắng, 01 đĩa muối, 01 đĩa gạo.

– 01 Mâm cơm mặn 5 món: Đĩa xào, nấu,.

– Cau trầu (05 quả Cau, 05 lá Trầu).

– 01 Đĩa ngũ quả (thật đẹp), 05 cái oản đỏ

– Hương 05 bó, nến 05 chén.

– Hoa tươi.

– 05 Chén nước, 05 chén rượu  (01 chai rượu).

– 01 Bao thuốc lá, 01 gói chè, 05 gói kẹo, 05 gói bánh.

– Giấy tiền, vàng mã:

+ Vàng khối xanh đỏ tím vàng trắng (05 loại), 05 lễ vàng tiền, 01 đinh tiền, 01 đinh vàng.

+ 01 bộ áo Quan, mũ, hia màu đỏ, kiếm.

+ 02 ngựa đỏ (khi sắp lễ ngựa quay vào trong nhà – rước Thần linh nhập trạch).

– …. (Tùy theo tập tục của từng nơi gia chủ sắp đồ lễ cho phù hợp)

Do đó, gia chủ hoàn toàn có thể tự chuẩn bị một mâm cúng về nhà mới đơn giản. Cúng nhập trạch ở phòng khách, trước cửa chính, giờ cúng mời quý gia chủ tham khảo thêm từ thầy phong thủy.

Cúng nhập trạch
Cúng nhập trạch

3.Các bước tiến hành lễ nhập trạch:

Khi làm lễ nhập trạch cần phải tuân theo những bước như sau:

– Thực hiện phải đúng giờ đã chọn để dọn vào nhà mới.

– Người đứng tuổi làm nhà làm chủ lễ.

– Sau khi lễ xong, hương cháy hết một nửa thì hóa vàng. Sau khi hóa vàng xong, chủ lễ đem những đồ đạc vào trong nhà theo thứ tự: chiếu ngủ nên trải giường ngả lưng nằm thử, mang bếp vào bật thử sau đó là mang hũ gạo, hũ muối vào nhà (Hũ gạo, hũ muối để sẵn ngoài cửa).

– Lễ đặt ở giữa nhà, hướng ra cửa chính, chủ lễ thắp hương khấn bài “Văn khấn Thần linh ngày nhập trạch” 3 lần, sau mỗi lần khấn rót thêm rượu, nước.

– Trường hợp mượn tuổi làm nhà, sau khi người đứng tuổi làm nhà làm lễ nhập trạch xong gia chủ sẽ làm giấy mua lại nhà với giá cao hơn khi bán.(Tượng trưng dâng lên thần linh để báo cáo việc đổi chủ nhà)

– Chủ nhà chính sẽ tiến hành làm các lễ tiếp theo như khai táo, bốc bát hương, an vị bàn thờ, tạ đất.

4. Bài văn khấn lễ nhập trạch

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương!

– Con kính lạy ngài Trịnh Vương Hành khiển, Thạch Tinh hành binh chi thần, Liễu Tào phán quan năm 2023.

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Thần linh bản xứ cai quản khu vực này.

– Tín chủ con là: …………………. Cư trú tại:…………………………….

Nhờ ơn trên che trở có xây được căn nhà tại…………………………………

Hôm nay vào giờ ……., ngày ……, tháng ……., năm…… Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án. Trước bản tọa chư vị tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình: Các vị Thần linh Thông minh chính trực, giữ ngôi tam thai Nắm quyền tạo hóa Thể đức hiếu sinh Phù hộ dân lành bảo vệ sinh linh nêu cao chính đạo. Nay chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được đến nhập vào nhà mới tại: ………………………………………………………….… và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về nơi ở mới này để thờ phụng.

Chúng con cầu xin chư vị minh thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con ở đây được an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào, vạn sự như ý, vạn sự tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này, xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con dồi dào sức khỏe, an khang thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

 Xem thêm: Bài Cúng Về Nhà Mới, Nhập Trạch Chuẩn

5. Lưu ý khi cúng nhập trạch nhà mới

Sau đây là những chú ý khi cúng nhập trạch về nhà mới nên biết:

  • Ngoài chủ Lễ, những người cầm tinh con Hổ thì không được giúp dọn chuyển nhà lúc cúng nhà mới (1950, 1962, 1974, 1986, 1998).
  • Người có chửa thì tốt nhất không nên tham gia dọn nhà, chuyển nhà.  Như vậy mới không phạm “Thần thai”.
  • Mở tất cả các cửa sổ, bật hết đèn sáng trong nhà.
  • Lần đầu tiên ở nhà mới khi đun bếp phải để cho sôi 5-10 phút hoặc lâu hơn càng tốt. Với mục đích khai bếp, pha trà dâng lên Thần Linh, Gia Tiên.
  • Gia chủ phải ngủ một đêm ở nhà mới nếu chưa có nhu cầu ở ngay.
  • Chủ nhà thu dọn đồ dùng sau khi khấn Thần Linh xong, làm lễ cáo yết Gia Tiên. Sau khi dọn xong, tổ chức lễ bái tạ các Tổ Tiên và Thần Phật để cầu bình an.

Qua bài blog này Thầy Nguyễn Trọng Mạnh – Thạc sỹ, chuyên gia phong thủy hàng đầu tại Việt nam, cán bộ Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người sẽ chia sẻ với các bạn các thông tin bổ ích về mâm cúng nhập trạch giúp cho cuộc sống về sau của các bạn trở nên thuận lợi và tốt đẹp hơn

Cúng nhà mới
Cúng nhà mới

Bạn cần tư vấn chi tiết hơn xin hãy liên hệ cho chúng tôi Nơi này!

Phong thủy Nhân Lộc “Vì cuộc sống An lạc – Thịnh vượng”