Mỗi năm khi đến ngày mất của người thân trong gia đình, con cháu lại dâng lên mâm cơm cúng giỗ với những đồ ăn truyền thống. Trong bài blog này, Phong thủy Nhân Lộc mời bạn đọc cùng nghiên cứu về mâm cơm cúng của 3 miền Bắc – Trung – Nam nhé.
Ý nghĩa của mâm cơm cúng giỗ
Tập tục cúng giỗ là một truyền thống đẹp đẽ của dân tộc được giữ vững từ nhiều đời nay. Đây là dịp để con cháu thể hiện lòng thành kính và ghi nhớ đến người thân đã khuất, cũng như cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ độ trì. Thêm nữa, cũng là dịp để các thành viên trong gia đình sum vầy với nhau. Do vậy, hầu như không có gia đình nào quên đi hay không làm lễ cúng giỗ.
Ý nghĩa của mâm cơm cúng giỗ
Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình và văn hóa vùng miền mà mâm cơm cúng giỗ sẽ bao gồm những lễ vật khác nhau. Quan trọng vẫn là lòng thành của người cúng và sự chuẩn bị mâm cúng kỹ càng.
Những ngày cúng giỗ người đã khuất
Theo quan niệm của người Việt thì sẽ có những ngày quan trọng của người đã khuất như sau:
- Giỗ đầu (tiểu tường)
Đây là ngày tròn 1 năm ngày mất của người thân. Trong ngày này, con cháu vẫn sẽ mặc tang phục. Giỗ đầu thường tương đối quan trọng nên sẽ có góp mặt đông đủ của con cháu.
- Giỗ hết (đại tường)
Đây là thời điểm tròn 2 năm của người mất. Lễ này cũng được thực hiện nghiêm trang không kém giỗ đầu. Lúc này người mất đã thực sự an nghỉ, nhiều gia đình còn mời thầy về cúng bái.
Kể từ năm thứ 3 thì mỗi gia đình sẽ làm giỗ đều đặn mỗi năm, lúc này người còn sống cũng không còn mấy buồn đau. So sánh với hai ngày giỗ trên thì ngày giỗ này sẽ được làm đơn giản hơn.
Mâm cơm cúng giỗ gồm những gì?
Sau đây là tổng hợp những món ăn thường có trong mâm cúng giỗ của 3 miền Bắc – Trung – Nam.
Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc
Thông thường, mâm cơm cúng của người miền Bắc sẽ gồm có những đồ ăn sau:
- Thịt gà luộc
- Giò lụa, chả quế
- Thịt lợn luộc
- Xôi (đỗ xanh, đỗ lạc, gấc)
- Bánh chưng
- Cơm trắng
- Trứng gà luộc
- Nem rán
- Miến xào măng khô, mộc nhĩ
- Canh chân giò
- Các món rau củ quả như rau luộc, nộm,…
- ….
Mâm cỗ cúng miền Bắc
Mâm cơm cúng giỗ miền Trung
Món ăn trên mâm cúng của người miền Trung cũng tương đối đa dạng.
- Món luộc: Thịt gà luộc, thịt lợn luộc, thịt vịt luộc…
- Món xào: Su su xào, đậu xào…
- Món chiên, nướng: Tôm chiên, cá chiên,…
- Món canh: Canh khổ qua nhồi thịt, canh củ quả hầm thịt bò, canh măng xương,…
Có thể thêm thịt heo quay, nem chả,… tùy vào điều kiện của mỗi gia đình.
Cách bày mâm cúng giỗ miền Trung
Mâm cơm cúng giỗ miền Nam
Người miền Nam cũng chuẩn bị nhiều món ăn đặc trưng để dâng lên bàn thờ gia tiên.
- Món luộc: Thịt lợn ba chỉ luộc cắt mỏng, thịt gà luộc,…
- Món xào: Rau cải xào, củ cải xào,…
- Món hầm: Thịt lợn hầm măng tre, xương hầm củ quả,…
- Món kho: Thịt kho hột vịt, cá lóc kho nước dừa,…
Hoặc có thêm tôm chiên, chả giò,…
Mâm cỗ cúng giỗ truyền thống ở miền Nam
Một vài chú ý khi chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ
Như đã nói ở trên, mỗi gia đình và vùng miền sẽ có sự khác nhau đôi chút khi chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ. Nhưng nhìn chung, để đảm bảo một lễ cúng ý nghĩa, chủ nhà cần chú ý:
- Hạn chế việc nêm nếm hoặc ăn thử các món ăn dùng để cúng giỗ.
- Không đặt các món gỏi sống hay có mùi tanh trên mâm cơm cúng.
- Mâm cúng phải được đặt riêng.
- Bạn nên chính tay chuẩn bị mâm cúng để thể hiện lòng thành của bản thân.
- Trình bày đầy đủ những đồ ăn, bày trí thật sạch sẽ và gọn gàng.
Trên đây là mâm cơm cúng giỗ đặc trưng ở 3 miền Bắc – Trung – Nam để bạn tham khảo. Dù là mâm cúng lớn hay nhỏ thì những mâm cỗ này đều thể hiện lòng biết ơn, tình cảm của con cháu đối với người đã khuất. Đây cũng là vẻ đẹp truyền thống văn hóa mà mỗi gia đình cần bảo tồn và lưu truyền cho các thế hệ sau.