Đốt vàng mã: ĐỐT TIỀN VÀNG HAY ĐỐT GÌ RẰM THÁNG 7 ĐỂ MAY MẮN, BÌNH AN?

DỐT TIỀN VÀNG HAY DỐT GÌ RẰM THÁNG 7
Đốt vàng mã: ĐỐT TIỀN VÀNG HAY ĐỐT GÌ RẰM THÁNG 7 ĐỂ MAY MẮN, BÌNH AN?
 
Mỗi năm người dân đốt đến 5000 tỷ đồng tiền vàng mã. Nội dung này chưa được kiểm chứng nhưng cũng không thể phù nhận lượng vàng mã được đốt khi đi lễ chùa hoặc trong dịp lễ lớn như lễ vu lan là rất lớn.
 
Chỉ còn vài ngày nữa là tới rằm tháng 7, lượng vàng mã được tiêu thụ sẽ rất lớn. Suy xét một chút nếu đốt vàng mã đem lại sự bình an, may mắn thực sự thì đó là cái giá quá rẻ. Tuy nhiên, khi nhìn lại mấy ai có được điều ấy?
 
Giả sử, bạn muốn có trí thức thì bạn dùng tiền mua tri thức được không? Nếu chỉ là lây danh tri thức thì có thể được, Nhưng nếu bạn muốn có hiểu biết, trí tuệ thực sự thì bản thân phải tự rèn luyện mà thành, có ai học hộ được không?
 
Vậy với mong muốn thuận lợi, bình an thì bản thân mình nên tích cực tạo phước hay mua vàng mã đốt để cầu bình an?
 
Nhiều người chi tiêu cho vàng mã vô cùng tốn kém, có khi tới tiền triệu, việc này khác với đốt tiền thật là bao?
 
Trong giáo lý nhà phật không hề dạy ta đốt vàng mã. Việc đốt vàng mã xuất phát từ Trung Hoa. Theo nhà nghiên cứu Sử Đặng Hùng, Tục đốt vàng mã xuất phát từ Trung Quốc như sau:
 
Thời nhà Chu (1.122 trước công nguyên), vua chúa chết, thì thê thiếp, thục hạ sủng ái cũng bị chôn theo. Thậm chí, quan lớn, người giàu chết cũng được chôn theo người hầu, tài sản có giá trị.
 
Đến đời Hán, đầu công nguyên, tục lệ chôn thê thiếp được bãi bỏ. Người ta làm hình nhân, vàng bạc, đồ vật bằng giấy thay cho người thật, đồ thật để đốt khi tang lễ. Tuy nhiên, thời kỳ đó, tục đốt vàng mã chủ yếu lưu truyền trong cung đình, giới quan lại, chứ người dân không đốt vàng mã.
 
Đến đời Đường, một ông sư tên Đạo Tăng, muốn lôi kéo nhân dân theo Phật giáo, bèn bịa ra chuyện đốt vàng mã để chuyển tài sản cho người chết. Ông này tâu với vua Đạt Tôn: “Rằm tháng 7 là ngày xá Diêm Vương xét tội vong nhân. Vua nên cho thiên hạ đốt thật nhiều vàng mã để biếu vong nhân”. Vua Đạt Tôn vừa muốn được lòng dân, lại tin lời Đạo Tăng nên thuận ý, kêu gọi người dân đốt vàng mã.
 
Nhưng chẳng bao lâu việc đốt vàng mã vào ngày trọng lễ của Phật giáo lại bị Tăng Sĩ Phật Giáo công kích bài trừ, cho nên cái lệ ngày Rằm tháng Bảy không còn có chính nghĩa nữa
 
Chính vì thế, ở Trung Quốc, thời kỳ đó, tín đồ Phật giáo đốt rất nhiều vàng mã để cúng gia tiên, cúng vong nhân. Trong khi, quan niệm của Phật giáo Trung Quốc, là người chết thì tái sinh, nhưng lại đốt vàng mã gửi cho người chết, thì chẳng rõ có sự liên quan gì.
Phần lớn dân chúng Trung Quốc hồi đó, hầu tỉnh ngộ cùng nhau bỏ tục đốt vàng mã, làm cho các nhà chuyên sinh sống về nghề nghiệp vàng mã gần như bị thất nghiệp, nhất là Vương Luân, dòng dõi của Vương Dũ, người đã bịa đặt chế ra đồ vàng mã. Vương Luân mới bàn cùng với các đồng nghiệp âm mưu phục hưng lại nghề nghiệp hàng mã của bọn họ.
 
Thủ đoạn của họ như sau: Một người giả cách ốm mấy hôm, rồi tin chết được loan ra, còn cái xác giả chết kia lập tức được khâm liệm vào quan tài, đã có lỗ hổng và sẵn sàng thức ăn, nước uống. Đương khi mọi người họ mạc, xóm làng đến thăm viếng đông đúc, Vương Luân với một lũ người tức tưởi đem trăm nghìn thứ đồ mà đến có cả hình nhân thế mạng nữa.
 
Đem đến để làm gì? Bày đàn cúng các quan thiên phủ, địa phủ và nhân phủ. Chả! Chả! Phép quỷ thần mầu nhiệm quá nhỉ! Thiêng liêng quá nhỉ! Khi mọi người đang suýt xoa khấn khứa, bỗng trăm nghìn mắt như một, trông thấy hai năm rõ mười, cỗ quan tài rung động lên. Bấy giờ, Vương Luân đã đứng sẵn bên quan tài.
 
Chàng giả cách chết kia cũng lò dò ngồi dậy, giả vờ ngơ, trông trước, trông sau, mới bước từ quan tài ra với điệu bộ như người chết đi sống lại, rồi thuật lại chuyện với công chúng rằng: “Các thần thánh trong Tam, Tứ Phủ vừa nhận được hình nhân thế mạng cho tôi, với tiền bạc và đồ mã, nên mới tha cho ba hồn, bảy vía của tôi được phục sinh về nhân thế”. Hiển nhiên trăm nghìn mắt thấy, tai nghe công chúng lúc đó ai chả nhận thấy rằng, thế này ra hình nhân có thể thế mệnh được thực và thánh thần trong Tam, Tứ phủ cùng ăn lễ đồ mã, tăng phúc, giảm thọ và miễn cho sống thêm thực.
 
Từ đấy các nghề hàng mã lại được phục hưng một cách nhanh chóng vì rằng không những linh hồn các gia tiên dùng vàng mã đến cả thiên, địa,quỷ,thần trong Tam, Tứ phủ cũng phải tiêu dùng đến đồ vàng mã nữa, cố nhiên là vàng mã phải đắt hàng. Chuyện này còn chép rõ ràng ở sách Trực Ngôn Cảnh Giáo.
 
“Với 1.000 năm Bắc thuộc, người Việt chịu ảnh hưởng khá sâu sắc nhiều trò mê tín dị đoan của người phương Bắc,
 
 
ng ta đốt vàng mã để cúng gia tiên, Đức Khổng Tử hay thầy Mạnh Tử cũng đều than thở về những hủ tục chôn cất bù nhìn kèm theo người chết.
 
 
Về bản chất, đốt vàng mã chẳng thể nào thay đổi được vận thế khi tử vong hay ước mong được Âm phù Dương trợ. Một khi vong linh đã siêu thoát, không thể níu kéo lại được bằng của cải, vật chất Dương thế. Vì vậy không nên lãng phí thêm của cải tiền bạc cho vấn đề này.