Đòn Dông Là Gì? Những Điều Kiêng Kỵ Khi Gác Đòn Đông – Phong Thủy Nhân Lộc

1 don dong la gi

Người xưa có câu “ An cư lạc nghiệp”, nghĩa là chỗ ở ổn định thì sự nghiệp mới dễ dàng đi lên. Vì vậy việc xây nhà sớm muộn điều phải có. Trong khi làm nhà thì ở phần mái nhà có một bộ phận được gọi là đòn dông. Đòn dông là bộ phận cao nhất của một ngôi nhà. Nó giống hệt như một cái xương sống của ngôi nhà, che chở và bảo vệ cho chủ nhà (gia chủ).

Vậy gác đòn dông như thế nào? và những điều cần tránh khi gác đòn dông là ? Hãy cùng Phong thủy Nhân Lộc nghiên cứu về những điều kiên kỵ khi gác đòn dông nhé!

Đòn dông là gì? 

Ngôi nhà cũng giống hệt như một con người. Nõ cũng có phần xương sườn, xương sống. Phần xương sống của ngôi nhà hay còn được gọi là đòn dông. Đòn dông chính là thanh gỗ bắc ngang trên đầu hàng cột chính giữa nhà tạo thành đỉnh cao của nóc nhà.

1 don dong la gi

Một số kiêng kỵ trong gác đòn dông

Đòn dông liên quan đến yếu tố phong thủy chính vì thế khi gác đòn dông cần tránh những điều kiêng kị như: 

2 mot so kieng ky trong gac don dong

Kiêng kỵ ngày giờ xấu 

Với các việc trọng đại (như thành hôn,  khai trương, ký kết hợp đồng…), xem ngày gác đòn dông khi xây nhà cũng được các gia chủ đặc biệt coi trọng lựa ngày Hoàng đạo, (ngày đẹp), giờ cát lành để tránh gặp phải những điều đen đủi.
Chính vì thế, chọn ngày gác đòn dông cần phải thật lưu ý tránh khởi sự vào những ngày giờ không đẹp như, ngày Dương công kỵ nhật, ngày Tam nương, ngày Thọ tử, ngày Nguyệt kỵ hay Nguyệt tận.

  • Ngày Dương công kỵ nhật gồm những ngày: 13 tháng Giêng, ngày 11 tháng 2, ngày 9 tháng 3, ngày 7 tháng 4, ngày 5 tháng 5, ngày 3 tháng 6, ngày 8 và 29 tháng 7, ngày 27 tháng 8, ngày 25 tháng 9, ngày 23 tháng 10, ngày 21 tháng 11, ngày 19 tháng Chạp. Những ngày trên đều tính theo lịch Âm.
  • Ngày Tam nương là những ngày như: mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22 và ngày 27 (tính theo lịch âm).
  • Ngày Thọ tử như: mùng 5, ngày 14 và ngày 23 (Âm lịch).

Ngoài ra, theo quan niệm phong thủy: tháng Ba (tiết Thanh minh) và tháng Bảy (tháng Cô hồn, xá tội vong nhân). Âm lịch là 2 tháng liên quan đến âm vong. Chính vì thế, nên thật cẩn thận khi sắp xếp lễ Thượng lương để tránh các điều đen đủi.
Trong tháng luôn có sự đan xen giữa các ngày Hoàng đạo tốt và ngày hoàng đạo xấu. Chủ nhà nên xem xét rõ hoặc có thể nhờ cậy các thầy phong thủy tư vấn xem ngày gác đòn dông.

Xem thêm: Xem ngày đỏ mái nhà hợp phong thủy

3 kieng ky ngay gio

Sau đây là các ngày nên tránh khi gác đòn dông:

  • Tháng 1, nên tránh ngày mùng 5,6 và các ngày 17, 18, 29, 30 
  • Tháng 2 và tháng 3, nên tránh ngày mùng 4, 5 và các ngày 16, 17, 28, 29 
  • Tháng 4 nên tránh ngày mùng 2, 3 và các ngày 14, 15, 26, 28.
  • Tháng 5 và tháng 6 nên tránh các ngày mùng 1, 2 và các ngày 13, 14, 25, 26.
  • Tháng 7  nên tránh các ngày 11, 12, 23 và 24.
  • Tháng 8 và 9 nên tránh các ngày 10, 11, 22 và 23.
  • Tháng 10 nên tránh các ngày mùng 8, 9, ngày 20 và 21.
  • Tháng 11, 12 nên tránh các ngày mùng 7,8, ngày 19 và 20.

Kiêng kỵ phạm phải tuổi Gia chủ

Khi gác đòn đông không chỉ cần phải tránh những ngày kỵ mà còn căn cứ vào tuổi và mệnh của chủ nhà để mọi việc được diễn ra suôn sẻ.
Do đó, các ngày giờ xung với bản mệnh hay tuổi của chủ nhà cần đặc biệt tránh. Những thận trọng này để phòng ngừa những phát sinh tiêu cực, không hay với sức khỏe và tài vận của chủ nhà cùng các thành viên cư trú trong nhà. 

Kiêng kỵ với các hướng kiến trúc xung quanh

Khi gác đòn dông cần phải thật lưu ý tránh chỉa đòn đông vào nhà người khác. Bởi điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới nhà xung quanh. Nếu gia chủ gặp phải tình trạng này, có thể xem hướng xử lý đòn dông đâm vào nhà nơi đây,

Không phải tự nhiên mà trong phong thủy học truyền thống khi thi công (nhà ở, kiến trúc tâm linh, kiến trúc cung đình…) làm lễ cúng gác đòn dông, hai đầu đòn Dông lại được bao tấm lụa đỏ.  

Đến tận bây giờ, khi thi công cho hạng mục nhà ở (nói chung) hay biệt thự (nói riêng) khi lợp ngói hay làm mái đều cần dùng tấm thép để nẹp, bịt kín cây Đòn tay (còn gọi là cây xà gồ) để làm giảm tối thiểu những tác động không hay đến các kiến trúc, ngôi nhà xung quanh. 

Những chủ nhà cũng cần chú ý: Trước khi dựng Đòn dông cần thực hiện nghi thức cúng gác đòn dông xin phép Thần Thánh, Gia tiên, Tiền Tổ…

Một số chú ý khi gác đòn dông 

4 mot so chu y khi gac don dong

Việc gác Đòn dông đánh dấu phần khung cấu trúc của căn nhà được hoàn thiện, đây là một nghi thức cực kỳ quan trọng trong quá trình làm nhà. Do vậy, các chủ nhà cần để tâm những điều quan trọng sau đây:
Với những cấu trúc ngôi nhà truyền thống, chất liệu ưu tiên sẽ là gỗ tự nhiên. Gỗ làm Đòn dông luôn cần lớn hơn Đòn tay, thẳng thớm, được bào gọt trơn tru, không gồ ghề.

Đòn dông khi đưa về phục vụ công trình tránh để bị bước qua, tốt nhất nên được treo lên.

Tránh việc dùng Đòn dông được ghép hay nói (nhất là với Đòn dông chất liệu là sắt thép). Ưu tiên nhất vẫn là gỗ tự nhiên, sẽ tối ưu nhất theo lý luận Phong thủy học.
Sau khi đặt Đòn dông cần đặt cây cung phía trên, hàm ý bảo vệ, giảm thiểu việc chim chóc hay côn trùng dây bẩn.

Người cùng với chủ nhà gác Đòn dông cũng cần thận trọng: đối tượng là phụ nữ thai kỳ, đang chịu tang, người có vợ mang bầu…nên tránh tham gia cùng gia chủ trong lễ gác Đòn dông. 
Mong rằng bài viết trên đã chia sẻ cho độc giả được các thông tin bổ ích. Mọi thông tin chi tiết vụi lòng liên hệ về Phong thủy Nhân Lộc nơi đây!

Hoặc theo số Hotline: 0788686898

Phong thủy Nhân Lộc –  “Vì cuộc sống An lạc – Thịnh vượng”